Số 203A, Phạm Văn Thuận
P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa
0251 381 9288
Tư Vấn Miễn Phí
Phòng khám đa khoa hồng phúc Phòng khám đa khoa hồng phúc Phòng khám đa khoa hồng phúc

Đau rát vùng kín khi tiểu xuất phát từ đâu?

Ngày đăng : 18-07-2024 - Lượt xem : 147

            Đau rát vùng kín khi tiểu xuất phát từ đâu? Hiện nay, không ít chị em nữ giới gặp phải tình trạng đau rát vùng kín khi tiểu gây ra vô vàng những phiền toái không đáng có đến sức khỏe. Để biết thêm thông tin mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau.

Hình tư vấn bệnh online

Đau rát vùng kín khi tiểu xuất phát từ đâu?

            Tiểu buốt không phải lúc nào cũng do nhiễm trùng, mà có thể do các sản phẩm vệ sinh hàng ngày chứa hóa chất mạnh, gây kích ứng vùng sinh dục. Những chất này có thể có trong bột giặt và các sản phẩm vệ sinh cá nhân khác, gây khó chịu và dẫn đến tiểu buốt.

            Những đối tượng có nguy cơ cao bị tiểu buốt:

            Phụ nữ

            Người bị tiểu đường

            Người cao tuổi

            Người mắc bệnh về tuyến tiền liệt

            Phụ nữ mang thai

            Người có ống thông tiểu

            Tiểu buốt có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:

            Nhiễm trùng đường tiết niệu:

            Người bệnh thường có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên và cảm thấy đau buốt khi tiểu. Ngoài ra, có thể có cảm giác đau ở bụng dưới và lưng. Viêm đường tiết niệu thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn do cấu tạo niệu đạo ngắn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đau rát vùng kín khi tiểu xuất phát từ đâu?

Đau rát vùng kín khi tiểu xuất phát từ đâu?

            Viêm nhiễm có thể xảy ra ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, như bàng quang, niệu quản, niệu đạo, và thận, đều có thể gây ra đau khi tiểu.

            Viêm bàng quang:

            Tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang gây ra đau buốt vùng kín khi tiểu và tiểu rắt. Bệnh thường do vi khuẩn gây ra và phổ biến hơn ở phụ nữ. Đặc biệt, khi cơ thể bị căng thẳng hoặc hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

            Viêm âm đạo:

            Biểu hiện bao gồm ngứa vùng kín, khí hư nhiều, đôi khi có mủ và mùi khó chịu. Đau buốt khi đi tiểu và ngứa ở bộ phận sinh dục có thể do nhiều nguyên nhân như sử dụng băng vệ sinh không đúng cách, môi trường nước bẩn, vệ sinh không đúng cách, hoặc mặc quần áo quá chật.

            Đối với người đã quan hệ tình dục, việc vệ sinh không tốt trước và sau quan hệ cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mãn tính, gây khó khăn và tốn kém hơn trong việc điều trị.

            Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs):

            Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục như mụn rộp sinh dục, bệnh lậu, và nhiễm chlamydia. Các bệnh này có thể không có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có khả năng lây lan vào đường tiết niệu, gây tiểu buốt. Vì vậy, người có hoạt động tình dục nên thường xuyên đi kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cần làm gì khi bị đau rát vùng kín khi tiểu?

            Nếu bạn gặp phải tình trạng đau buốt khi đi tiểu, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì vậy, không nên chủ quan với các dấu hiệu bất thường.

            Để tránh tình trạng đau buốt vùng kín, bạn cần chú ý đến những biện pháp sau:

            Giữ gìn vệ sinh vùng kín: Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục. Không nên thụt rửa sâu vào âm đạo để tránh gây tổn thương và nhiễm trùng.

            Uống đủ nước: Hãy uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để giúp thải độc và vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Cần làm gì khi bị đau rát vùng kín khi tiểu?

Cần làm gì khi bị đau rát vùng kín khi tiểu?

            Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hạn chế các thức ăn cay nóng và không sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích.

            Đi tiểu sau quan hệ tình dục: Việc đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi âm đạo, giảm nguy cơ nhiễm trùng.

            Chọn đồ lót phù hợp: Sử dụng đồ lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và tránh mặc đồ quá chật.

            Không nhịn tiểu: Hãy đi tiểu ngay khi có nhu cầu và đảm bảo thải hết lượng nước tiểu trong bàng quang mỗi lần.

            Khám phụ khoa định kỳ: Thực hiện khám phụ khoa 1-2 lần mỗi năm để kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.

            Hãy chủ động gọi vào HOTLINE 0251 381 9288 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám nhanh chóng với phòng khám nhé

Hình tư vấn bệnh online

CHUYÊN KHOA PHỤ KHOA
ĐẶT HẸN ONLINE
MIỄN PHÍ
Điền đầy đủ thông tin để nhận được cuộc gọi tư vấn hoàn toàn miễn phí
.
da khoa hong phuc