Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Tiêm thuốc tránh thailà một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi của nó. Nhưng đã có không ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ này của thuốc. Sau đây là một số lời giải đáp về hiện tượng này, mời bạn đọc tham khảo.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp ngừa thai dành cho phụ nữ, chẳng hạn như cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thái, thuốc ngừa thai,... Trong đó thuốc tiêm tránh thai cũng là một biện pháp phổ biến bởi sự tiện lợi và hiệu quả. Vậy, tiêm thuốc tránh thai là như thế nào?
Tiêm thuốc tránh thai là một loại thuốc có chứa hormone Progestin được tiêm vào cơ thể của người nữ giới nhằm ngăn cản quá trình thụ tinh xảy ra, từ đó giảm thiểu khả năng mang thai ngoài ý muốn.
Biện pháp ngừa thai này được cho là không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone steriod, huyết áp, rối loạn đông máu, hệ miễn dịch và phù nề.
Thậm chí không gây kích thích sự phát triển của khối u xơ tử cung, vì vậy mà thuốc tránh thai cũng được chỉ định cho người mắc bệnh u xơ tử cung.
Thuốc tránh thai duy trì quá trình tiết sữa và có lẫn một lượng thuốc rất nhỏ (khoảng 0.02 – 0. 08 µg/kg/ngày) vào sữa.
Nếu trong thời gian cho con bú, mẹ vẫn sử dụng hình thức tránh thai này thì không có gì phải lo ngại mà còn giúp trẻ phát triển về chiều cao, cân nặng lẫn trí tuệ như bình thường. Vì vậy, thuốc tiêm tránh thai được cho là thích hợp với nhiều chị em đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ.
Tiêm thuốc tránh thai là như thế nào?
Tuy nhiên, một số đối tượng được bác sĩ khuyến cáo là không nên dùng thuốc tránh thai như phụ nữ đang mang thai, mắc ung thư vú, bệnh về tìm mạch, huyết áp, tuyến giáp, Lupus ban đỏ, tiểu đường và cả trường hợp chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, thuốc tiêm tránh thai cũng không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em, vì vậy nếu muốn mang thai lại thì chỉ cần ngưng sử dụng trong 3 tháng trở đi.
Như đã chia sẻ, thuốc tiêm ngừa thai có chứa hàm lượng hormone progestin. Progestin là một dạng hormone có tác dụng trong việc ngừa thai theo 3 cách:
- Ngăn cản quá trình phóng noãn.
- Tăng tiết chất dịch nhầy trong thành nội mạc tử cung. Khi chất nhầy đặc hơn, tinh trùng sẽ không thể đi qua được, từ đó cản trở đến quá trình gặp trứng và xảy ra giao hợp. Nên việc mang thai sẽ không có khả năng.
- Làm mỏng thành niêm mạc của tử cung khiến cho phôi thai không thể phát triển.
Theo tờ hướng dẫn của đơn vị sản xuất Depo-Provera, một mũi tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả rất cao (có thể lên đến 99%) và cho phép ngừa thai trong khoảng 3 tháng chỉ sau một lần tiêm. Sau 3 tháng thì cần tiêm một mũi nhắc lại để duy trì cơ chế ngừa thai.
Nếu ngoài thời gian này, chị em nên né tránh việc quan hệ hoặc dùng bao cao su để ngừa thai an toàn. Hoặc chị em có thể sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp quan hệ không dùng biện pháp an toàn trong vòng 72 giờ.
Liệu sau khi tiêm thuốc tránh thai có kinh không? Để hiểu rõ hơn về lời giải đáp này thì trước hết bạn đọc cần hiểu về cơ chế dược động học của thuốc tiêm tránh thai đối với kinh nguyệt.
Cụ thể, thuốc tiêm ngừa thai là một biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn bằng hormone. Do đó, biện pháp này có thể làm rối loạn, biến đổi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Đây cũng được xem như là một tác dụng đặc trưng của việc tiêm thuốc ngừa thai.
Sau khi sử dụng thuốc tránh thai qua đường tiêm, chu kỳ kinh nguyệt có thể đều đặn hơn trước, hoặc có trường hợp dài hơn hoặc bất thường.
Thậm chí không có kinh trong thời gian dài (có khoảng hơn 50% nữ giới bị mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai) nhưng điều này có khả năng vô hại.
Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?
Nguyên nhân là do trong thuốc có chứa một hàm lượng hormone progestin. hi nồng độ hormone này cao hơn so với estrogen thì lớp niêm mạc của tử cung sẽ rất khó phát triển như bình thường, không thể dày lên và bong ra.
Vì vậy mới xảy ra hiện tượng kinh nguyện bị rối loạn hoặc vô kinh. Tuy nhiên, chị em không cần quá lo lắng bởi đây là tình trạng phổ biến khi tiêm thuốc trong vòng 6 – 12 tháng đầu tiên.
Ngoài bị mất kinh nguyệt, chị em phụ nữ còn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ khác khi tiêm thuốc tránh thai như:
- Nhức đầu kèm theo đau bụng dưới, cương vú, nhợn ói,…
- Kích thích vị giác, tăng cảm giác thèm ăn khiến chị em bị tăng cân trong thời gian ngắn.
- Tâm trạng chán nản, mệt mỏi, bực nhọc, buồn giận vô cứ,… thay đổi liên tục, tương tự như tâm trạng của những người mang thai.
- Gây ra hiện tượng rong kinh sau mũi tiêm đầu tiên. Tuy nhiên, sau đó cơ thể sẽ dần ổn định và tình trạng này sẽ biến mất.
- Giảm độ kết dính của các khớp xương, từ đó dẫn tới hiện tượng loãng xương. Tuy nhiên, tác dụng phụ này chỉ xảy ra khi chị em tiêm thuốc tránh thai liên tục 2 năm trở lên.
Như đã chia sẻ, thuốc tránh thai khi tiêm chỉ có tác dụng trong vòng 3 tháng. Ngay khi vừa ngưng thuốc thì vẫn còn lại một hàm lượng hormone rất nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, cơ thể cần khoảng một vài tháng để cân bằng nồng độ hormone và kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Dù kinh nguyệt chưa ổn định thì chị em vẫn có khả năng mang thai ngoài ý muốn, vì vậy bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng bao cao su hoặc biện pháp tránh thai khác khi quan hệ. Hơn nữa, bao cao su còn giúp chị em phòng tránh các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục một cách hiệu quả.
Như vậy, có thể nói rằng, tác dụng phụ của thuốc tiêm ngừa thai còn khá nhiều, nhưng đa phần là không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chị em.
Các chuyên gia khuyến khích rằng, nếu sau khi tiêm thuốc ngừa thai mà thấy có dấu hiệu bất thường, chị em nên quay lại cơ sở y tế để được tham vấn và xử lý kịp thời.
Ngưng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh lại?
Đồng thời, khi lựa chọn biện pháp tránh thai thì nên tìm hiểu kỹ càng và có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ chuyên gia để có phương pháp thích hợp với cơ thể của mình.
Ngoài ra, nếu chẳng may mang thai ngoài dự định, ngoại trừ trường hợp đủ điều kiện thì hoàn toàn có thể tiếp tục mang thai và sinh nở. Tuy nhiên, đối với các trường hợp còn lại thì thường nghĩ đến ngay việc phá bỏ thai.
Theo các bác sĩ tại Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa, đối với những trường hợp mong muốn phá bỏ thai thì nên tiến hành càng sớm càng tốt để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mẹ.
Quan trọng hơn hết là thai phụ nên tìm đến những cơ sở y tế đáng tin cậy để bác sĩ kiểm tra đầy đủ các vấn đề như tình trạng sức khỏe của mẹ, tuổi thai, vị trí thai, sau đó tư vấn phương pháp phá thai phù hợp, an toàn.
Hiện nay, Phòng Khám Phụ Khoa Biên Hòa là một trong những đơn vị y tế đã được Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp phép hoạt động đình chỉ thai kỳ chính quy, đánh giá cao về chuyên môn, tay nghề bác sĩ, chất lượng dịch vụ y tế. Phòng khám còn nhận được khá nhiều phản hồi tích cực từ các thai phụ đã từng phá thai an toàn tại đây.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cụ thể thắc mắc của chị em về việc tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không. Dù có lựa chọn tránh thai bằng hình thức tiêm thuốc hoặc phá thai khi lỡ có thai ngoài ý muốn thì chị em nên tìm đến những đơn vị chất lượng để tránh xa những hậu quả không đáng có nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác, xin vui lòng gọi điện đến HOTLINE 0251 381 9288 để được giải đáp MIỄN PHÍ và hỗ trợ đặt lịch hẹn trước khi đến.